MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Mục đích của tài liệu
- Tài liệu này nhằm hướng dẫn vận hành an toàn và hiệu quả lò hơi điện.
- Hỗ trợ người vận hành nắm rõ trình tự thao tác, xử lý sự cố và bảo trì định kỳ.
2. Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho lò hơi điện công suất 36kW, điện áp 3 pha, điều khiển thủ công bằng công tắc, có 2 cấp điện trở (2x18kW), bơm cấp nước tự động theo mức nước, sử dụng que dò mức nước Omron và còi cảnh báo khi cạn nước.
3. Mô tả tổng quan về lò hơi điện

Công suất nhiệt: | 18-72kW, chia làm 2 cấp |
Nguồn điện: | 3 pha – 380V |
Thiết bị chính: | Tủ điều khiển, điện trở đun nước, bơm cấp nước, cảm biến mức nước (Omron), rơ le áp suất, đồng hồ áp suất, van an toàn, còi cảnh báo |
Nguyên lý hoạt động: | Khi mức nước đạt yêu cầu, điện trở đun nóng nước tạo hơi. Hệ thống bơm cấp nước tự động hoạt động theo tín hiệu từ cảm biến mức. Còi cảnh báo sẽ kêu khi nước xuống mức cạn. |
II. YÊU CẦU AN TOÀN
- Trang bị bảo hộ cá nhân (PPE): Găng tay cách điện, giày cách điện, kính bảo hộ.
- Kiểm tra trước khi khởi động:
- Nguồn điện đầy đủ 3 pha, không mất pha.
- Hệ thống nối đất an toàn.
- Không có hiện tượng rò rỉ điện, cháy khét.
- Biển báo và khu vực nguy hiểm: Cần có biển cảnh báo điện áp cao, khu vực cấm lại gần khi đang vận hành.
- Những điều không được làm:
- Không mở nắp tủ điện khi chưa ngắt nguồn.
- Không vận hành khi tay ướt hoặc nền sàn ẩm ướt.
- Xử lý sự cố điện: Khi phát hiện mùi khét, rò điện → ngắt nguồn chính ngay lập tức → cách ly thiết bị → thông báo cho người phụ trách kỹ thuật.
III. CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI VẬN HÀNH
- Kiểm tra mực nước trong bồn chứa và bồn cấp đủ để cấp nước cho lò.
- Kiểm tra:
- Điện trở đun, đảm bảo không chập cháy.
- Que dò mức nước Omron sạch, không đóng cặn.
- Van an toàn, rơ le áp suất hoạt động bình thường.
- Kiểm tra áp kế, đèn báo.
- Đảm bảo tủ điện không hở, đủ pha, không có dây chạm mát.
IV. TRÌNH TỰ KHỞI ĐỘNG LÒ HƠI
- Gạt công tắc nguồn chính sang ON → hệ thống bắt đầu hoạt động.
- Nếu mức nước cạn:
- Còi sẽ kêu báo động.
- Gạt công tắc “Còi” sang OFF để tắt tiếng.
- Gạt công tắc “Bơm” sang ON → cho phép hệ thống cấp nước tự động.
- Bơm chạy khi cảm biến báo cạn, dừng khi nước đầy.
- Khi nước đã đủ mức:
- Gạt công tắc “Điện trở 1” sang ON → bắt đầu đun.
- Sau vài phút, nếu cần tải lớn hơn, gạt thêm “Điện trở 2” sang ON.
- Theo dõi đồng hồ áp suất:
- Khi áp suất đạt mức cài đặt (thường 3–5 bar), lò sẵn sàng cấp hơi.
V. VẬN HÀNH TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC
- Luôn quan sát:
- Áp suất hơi và mức nước.
- Đèn báo và tình trạng hoạt động của bơm.
- Ghi lại các thông số mỗi ca (nếu có yêu cầu).
- Cân nhắc sử dụng 1 cấp điện trở khi không cần toàn tải để tiết kiệm điện.
- Lưu ý các hiện tượng bất thường:
- Mùi khét, rò rỉ điện.
- Nước trào từ van an toàn.
- Bơm chạy liên tục không ngừng.
VI. TRÌNH TỰ DỪNG LÒ
- Gạt công tắc “Điện trở 2” về OFF (nếu đang dùng).
- Gạt công tắc “Điện trở 1” về OFF → ngừng cấp nhiệt hoàn toàn.
- Gạt công tắc “Bơm” về OFF → ngừng cấp nước.
- Tắt nguồn chính.
- Ghi nhật ký vận hành nếu có yêu cầu.
VII. BẢO TRÌ & KIỂM TRA ĐỊNH KỲ

- Hằng ngày:
- Lau khô tủ điện, kiểm tra dây nguồn, que dò.
- Xả cặn đáy lò:
Cuối mỗi ca làm việc hoặc ít nhất 1 lần/ngày, tùy chất lượng nước cấp. Mở van xả cặn trong vài giây khi áp suất còn (~0.5 bar) để đẩy cặn lắng ra ngoài.
- Hằng tuần:
- Vệ sinh que dò nước.
- Kiểm tra các tiếp điểm điện, CB, khởi động từ.
- Hằng tháng:
- Thử van an toàn bằng tay.
- Kiểm tra rơ le áp suất, đồng hồ áp suất.
- Theo giờ vận hành:
- Bảo trì điện trở định kỳ sau mỗi 500–1.000 giờ (tùy chất lượng nước).
VIII. XỬ LÝ SỰ CỐ THƯỜNG GẶP
Sự cố | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Mất nước trong lò | Hết nước bồn cấp / bơm không chạy | Kiểm tra bồn, công tắc bơm, phao dò |
Không tạo hơi | Cháy điện trở / lỗi rơ le | Kiểm tra điện trở, thay thế nếu cần |
Nhảy CB liên tục | Chập điện, rò điện | Cách ly, đo cách điện, sửa chữa |
Bơm không chạy | Hỏng bơm / không có điện | Kiểm tra nguồn, công tắc, tụ bơm |

Việc vận hành đúng quy trình và bảo trì định kỳ là yếu tố then chốt để đảm bảo lò hơi điện hoạt động ổn định, an toàn và tiết kiệm năng lượng. Người vận hành cần tuân thủ nghiêm ngặt các bước kiểm tra, khởi động, dừng máy và xử lý sự cố như hướng dẫn trong tài liệu.
Luôn ghi chép đầy đủ thông số vận hành nếu có yêu cầu, đồng thời thường xuyên vệ sinh, xả cặn và kiểm tra thiết bị điện để kéo dài tuổi thọ lò và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sử dụng!
TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT HƠI NƯỚC
GIẢI MÃ LỚP CÁT TRONG LÒ HƠI TẦNG SÔI
TỤT ÁP SUẤT NỒI HƠI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH LÒ HƠI ĐIỆN
SO SÁNH NỒI HƠI ỐNG NƯỚC 2 BA LÔNG VÀ NỒI HƠI ỐNG LỬA 1 BA LÔNG
THÀNH PHẦN VÀ ỨNG DỤNG CỦA LÒ HƠI